11.6.2. Gỗ xẻ
Gỗ xẻ là các sản phẩm gỗ có trải qua quá trình gia công, cưa xẻ thành gỗ ván, g§ hộp hoặc gỗ thanh. Gỗ để pha chế ra gỗ xẻ phải có chất lượng cao, không bị mục mọt.
GỖ xẻ dùng trong xây dựng, giao thông vận tải, làm nông cụ, dụng cụ gia đình v.v… phải có chiều rộng và chiều dày theo đúng quy định của TCVN 1075 : 1971.
Chiều dài của gỗ xẻ có kích thước từ 1 – 8m, mỗi cấp chiều dài cách nhau 0,25m.
Gỏ xẻ có nhiều loại. Căn cứ vào mục đích sử dụng gỗ xẻ được chia làm hai loại:
– Ván: chiều rộng > 3 lần chiều dày, có ít nhất 2 mặt song song.
– Hộp: chiều rộng < 3 lần chiều dày, có ít nhất 2 mặt song song.
Căn cứ vào cách pha chế, gỗ xẻ được chia làm hai loại:
– GỖ xẻ 2 mặt (loại vát cạnh);
– GỖ xẻ 4 mặt (loại vuông cạnh)
(gỗ xẻ 3 mặt được xếp vào loại gỗ xẻ 2 mặt)
Gỗ thanh có các cỡ (dày X rộng): 3 X 4; 4 X 6; 6 X 10; 8 X 12;, 8 X 16; 8 X 18; 10 X 10; 10 X 12; 10 X 14cm.
11.6.3. Gỗ ván sàn
Gõ ván sàn có chiều dài, chiều rộng được TCVN 4340 : 1994 quy định như sau (bảng 11.4)
Bảng 11.4
Chiều rộng (mm) Sai khác của 2 cỡ ván sàn liền nhau (mm) Chiều dài (mm) Sai khác của 2 cỡ ván sàn liền nhau (mm)
Từ 30 đến 150 5 £200 50
Ván sàn thành phẩm (tinh chế) có màu sắc tự nhiên của từng loại gỗ không có vết đốm (hoặc vết loang), không biến màu do nấm mốc hoặc chất hoá học tạo nên. Ván sàn được làm từ các loại gỗ nhóm I đến nhóm IV.
Từ gỗ người ta sản xuất các sản phẩm mộc chủ yếu sau: các chi tiết cửa đi, cửa sổ,
, k ngân, panô cửa cho nhà ở và cổng của nhà công nghiệp. Phân lớn các sản phẩm v ỘC đều được dùng bên trong nhà hoặc nơi không chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa ị g ở ngoài trời. Các tấm cửa, vách ngăn và panô có thể được sản xuất từ các tấm gjpbào gỗ dán. Khuôn cửa sổ cũng có thể được sản xuất từ các chi tiết gia công sản, dán bằng keo bền nước.
Bên cạnh loại cánh cửa chỉ có một màu, người ta còn chế tạo loại cửa đi được hoàn h’ên bằng loại giấy có vân giả, hoặc bằng loại sơn và vecni trang trí có nhiẻu màu sắc
khác nhau.
**
Chương 12
CHẤT KẾT DÍNH HỮU cơ VÀ SẢN PHẨM
12.1. Khái niệm và phân loại
12.1.1. Khái niệm
Chất kết dính hữu cơ (CKDHC) là hổn hợp của các chất hữu cơ có phân tử lượng tương đôi cao, tồn tại ở thể rắn, dẻo hay lỏng.
Nguyên liệu để sản xuất CKDHC là các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ: dầu mỏ than đá, phiến thạch cháy, than bùn… Sau khi gia công hoá lí, ngoài các sản phẩní chính, người ta còn nhận được một số loại nhựa cặn. Nhựa cặn được gia công tiếp tục để thành CKDHC.
Chất kết dính hữu cơ (bitum và guđrông) được ứng dụng rộng rãi để xây dựng các lớp phủ mặt đường, vỉa hè, nền nhà công nghiệp, bảo vệ bêtông và kim loại khỏi bị ăn mòn hoặc chống phóng xạ.
Chất kết dính hữu cơ có những đặc tính kĩ thuật sau: 1) Dễ liên kết với vật liệu khoáng bằng lớp màng mỏng bền và ổn định nước; 2) Có độ nhớt nhất định, nhờ đô mà trong thời gian thi công nó bao bọc quanh vật liệu khoáng, còn trong thời kì làm việc nó gắn kết những vật liệu khoáng thành một khối đồng nhất, tạo ra cường độ cần thiết; 3) Tương đối ổn định khí quyển, ít thay đổi tính chất trong quá trình sử dụng; 4) Hoà tan ít trong nước và trong axit vô cơ, hoà tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
12.1.2. Phăn loại
Căn cứ vào các đặc điểm sau để phân loại chất kết dính hữu cơ:
Theo thành phần hoá học, chia ra: bitum và guđrông.
Theo nguồn gốc nguyên liệu chia ra:
– Bitum dầu mỏ – sản phẩm cuối cùng của dầu mỏ.
– Bitum đá dầu – sản phẩm khi chừng đá dầu.
– Bitum thiên nhiên – loại bitum thường gặp trong thiên nhiên ở dạng tinh khiết hay lẫn với các loại đá.
– Guđrông than đá – sản phẩm khi chưng khô than đá.
– Guđrông than bùn – sản phẩm khi chung khô than bùn.
– Guđrông gỗ – sản phẩm khi chưng khô gỗ.
Theo tính chất xây dựng chia ra: